Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2001

Bạn có nguy cơ bị thiếu máu?

Hình ảnh
Những người có nguy cơ cao bị thiếu máu là phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ hoặc phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không chỉ phụ nữ có nguy cơ cao bị thiếu máu, trên thực tế, những người có chế độ dinh dưỡng kém, đặc biệt là chế độ ăn thiếu sắt cũng có nguy cơ bị thiếu máu. Nếu bạn hiến máu thường xuyên, bạn cũng có thể có nguy cơ vì hiến máu thường xuyên cũng có thể ảnh hưởng tới việc sản xuất máu. Nguy cơ thiếu máu cũng cao ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt là những trẻ sinh non hoặc đang trải qua giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt. Nếu bạn là người ăn chay và không ăn nhiều thực phẩm chứa sắt (hoặc thay thế thịt với những thực phẩm chứa sắt) thì nguy cơ bị thiếu máu cũng tăng. Mặc dù thiếu máu do thiếu sắt và mang thai là hai trong số những nguyên nhân lớn nhất gây thiếu máu nhẹ và trung bình, một số trường hợp thiếu máu nặng có thể có những nguyên nhân nghiêm trọng ẩn dưới. Những nguyên nhân này gồm các bệnh như thalassemia beta, thiếu máu đa bào và các bệnh mạn tính khác. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằ

Điều trị nhiễm vi khuẩn H.pylori ở trẻ em: Còn nhiều bất cập

Hình ảnh
Tuy nhiên, hiểu biết của phụ huynh còn chưa đầy đủ, cùng với gần đây tại một số phòng khám tư nhân, có sự cảnh báo “quá lên” của một số thầy thuốc mà vi khuẩn HP đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Vậy HP có thực sự nguy hiểm? Khi nào cần xét nghiệm tìm HP? Khi nào thì cần điều trị và đau bụng trẻ em có nhất thiết cần tìm cho ra HP hay không? HP là 1 xoắn khuẩn gram âm, cư trú trong dạ dày người. Có tới 50% dân số trên thế giới bị nhiễm vi khuẩn này, nhưng chỉ ở 15% số người bị nhiễm HP có thể trở thành viêm loét dạ dày, tá tràng và chỉ 1% chuyển sang ung thư dạ dày. Còn lại 85% trong số họ vẫn khỏe mạnh hoàn toàn mà không bị viêm. Ở các nước đã phát triển như Hoa Kỳ trẻ em dưới 10 tuổi bị nhiễm HP ít hơn, tỉ lệ này là 10% ở nhóm tuổi 10- 18 tuổi và lên tới 50-60% ở người trên 60 tuổi. Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam 60- 80% trẻ em dưới 10 tuổi bị nhiễm vi khuẩn HP, do vậy việc chỉ định cho trẻ em làm các xét nghiệm phân, hơi thở, máu… chỉ để chẩn đoán nhiễm HP h