Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2000

Cách hạn chế hẹp bao quy đầu

Dương Thu Nga (Hải Phòng) Những năm đầu đời của trẻ, dương vật của bé bắt đầu có sự bài tiết và bong ra các tế bào chết của thượng bì da bao quy đầu. Các tế bào này tích tụ lại tạo thành chất màu trắng nằm ngay ở da bao quy đầu. Nếu trẻ không bị hẹp quy đầu thì chất màu trắng này sẽ bị trôi đi qua các lần tắm, rửa. Nếu quy đầu bị hẹp thì chất cặn này càng ngày càng tích tụ lại, cô đọng lại thành hạt, mảng trắng sờ vào như hạt đậu hoặc vòng nhẫn cứng ở đầu dương vật và rất dễ gây viêm nhiễm bao quy đầu. Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì đến tuổi vị thành niên dương vật sẽ bé và ngắn hơn bình thường, gây các yếu tố tâm lý không tốt và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Để phòng tránh chứng hẹp bao quy đầu cho trẻ, cha mẹ cần quan tâm lưu ý từ khi bé vài ba tháng tuổi. Bạn có thể phát hiện bằng cách vạch da quy đầu của bé xem lỗ tiểu có hẹp không hoặc quan sát lúc đi tiểu xem tia nước tiểu ra sao. Lưu ý nếu tia nước tiểu nhỏ như cái ki

Nhận biết sùi mào gà

Hình ảnh
Trên mu dương vật em có nổi lên 2 cái mụn, 1 cái thì phát triển chậm, còn 1 cái chỉ trong 2 ngày đã lớn và lan rộng thành một vùng sưng đỏ, đường kính khoảng 2cm rất khó chịu. Xin hỏi có phải đó là sùi mào gà? Cách chữa trị thế nào? Nguyễn Lương Trung Trực (15111168@st.hcmuaf.edu.vn) Theo thư mô tả rất có thể bạn bị bệnh sùi mào gà. Bệnh do một loại virut có tên là Human Papilloma (gọi tắt là HPV) gây ra. Bệnh sùi mào gà ở nam giới giai đoạn đầu có vết sùi như bông cải thường xuất hiện ở vùng đầu dương vật, ở dương vật. Đặc biệt là xuất hiện ở phía bên trong cửa niệu đạo, bên trong, ngoài bao quy đầu, bìu. Đôi khi cũng xuất hiện ở mu. Các nốt sùi có khác nhau về hình trạng, màu sắc, độ lớn nhỏ, số lượng và trong thời kỳ đầu có thể chỉ có vài nốt, nhưng biểu hiện đầu tiên vẫn giống nhau (các mụn nhọt sưng tấy, phần dưới to, phần trên nhỏ). Theo thời gian, thể tích của các nốt sùi này càng tăng. Đối với nam giới mắc bệnh sùi mào gà nặng, các mụn nhọt có thể kết thành hình tròn xung quan

Cách chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ

Hình ảnh
Vai trò của người chăm sóc rất quan trọng. Hiểu biết về đột quỵ cũng như cách chăm sóc sau khi bị đột quỵ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Đột quỵ xảy ra do cục máu đông làm nghẽn lòng động mạch làm thiếu máu não hoặc gây chảy máu trong não. Việc điều trị ban đầu đối với đột quỵ bao gồm dùng thuốc để phá vỡ cục máu đông, ngăn chặn thiệt hại thêm cho não và phục hồi các chức năng não. Điều gì xảy ra sau đột quỵ? Các chức năng cơ thể bị ảnh hưởng: Cơ yếu đi và có thể liệt nửa người. Điều này gây trở ngại cho sự thăng bằng, gây mệt mỏi và giảm vận động; khó khăn trong việc nuốt; tầm nhìn bị thay đổi; khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang và ruột làm rối loạn tiểu tiện và đại tiện. Rối loạn giao tiếp: Một trong những rối loạn giao tiếp phổ biến nhất là chứng mất ngôn ngữ, khó khăn trong nói, viết, đọc hoặc thậm chí hiểu được những gì người khác đang nói khi giao tiếp. Tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ. Ảnh:Trần Minh Suy giảm trí nh

Cách thoát khỏi trầm cảm sau sinh của một bà mẹ bỉm sữa

Hình ảnh
Và cũng trong lần này thật may mắn tôi được gặp chị Tuyết- một bà mẹ trẻ đã từng trải qua những ngày tháng trầm cảm sau sinh. Nhưng giờ đây chị như một chuyên gia đang giúp các mẹ bỉm sữa hết thoát khỏi chứng trầm cảm sau sinh. Giọng đầy hạnh phúc chị Đinh Tuyết kể: “Sau khi sinh con, mình cũng từng bị trầm cảm. Giờ nghĩ lại thật đáng sợ. Tưởng đâu cuộc vượt cạn đẻ thường dễ dàng như bao người khách nhưng đến phút chót bị sốc khi bác sĩ thông báo phải mổ cấp cứu, đưa con ra ngay, nếu không chỉ chậm chút nữa thôi con sẽ bị ngạt… Nghe tin phải mổ cấp cứu, trời đất như quay cuồng. Nhưng, chưa hết, mổ xong mới thật sự là đau đớn,mọi khó khăn cứ thi nhau “đến” với mình, nào bế sản dịch, nào sốt… Đêm đầu tiên mình vào nhà vệ sinh ôm mặt khóc nức nở gần 30 phút, mặc dù vừa sinh xong cơ thể còn rất mệt mỏi, may ông xã mệt quá ngủ say nên không biết. Thấy thương con và trách mình, lo sợ bản thân không có kinh nghiệm thì sẽ trông con thế nào đây? Việc bị tắc tia sữa cũng làm cho mình cảm thấy ch

Ngăn chặn bệnh tai khi đi bơi

Hình ảnh
Nhưng trong khi bơi nếu không được bảo vệ thích hợp, nước xâm nhập vào tai, tồn đọng và bị mắc kẹt bên trong ống tai tạo cơ hội phát triển các bệnh tai của người bơi. Viêm tai ngoài cấp tính là bệnh thường gặp ở người hay bơi lội. Để ngăn chặn tình trạng này, chúng ta cần biết một số cách xử trí cơ bản. Các triệu chứng bệnh tai ở người đi bơi lội Bệnh tai khi đi bơi biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Các triệu chứng nhẹ bao gồm da có màu ửng đỏ; ngứa nhẹ; đau khi chạm vào hoặc kéo tai. Các triệu chứng trung bình bao gồm có rất nhiều vết đỏ trong da ống tai; tăng đau tai; ngứa nặng; chảy nước hoặc mủ tai. Triệu chứng nghiêm trọng bao gồm đau không chịu nổi có thể khu trú ở tai hoặc có thể lan tới hàm, mặt, đầu và cổ; nghẽn ống tai hoàn toàn; sốt; sưng đỏ và sưng lan ra tai ngoài; sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ. Bơi là một cách tập luyện thể dục tuyệt vời nhưng nếu không được bảo vệ thích hợp, nước xâm nhập tai, tồn đọng và bị mắc kẹt bên trong ống tai tạo cơ hội phát triển các b

Phát hiện và chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà

Hình ảnh
Cách phát hiện bệnh SHX ở trẻ em Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) thường bắt đầu bằng triệu chứng sốt với các đặc điểm: sốt đột ngột, liên tục và sốt cao. Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày với biểu hiện rất đa dạng: chảy máu cam, chảy máu dưới da, nôn hay tiểu ra máu. Tuy nhiên, có những trẻ hoàn toàn không bị xuất huyết, bệnh chỉ biểu hiện với các triệu chứng sốt, ho, đau họng cho nên có thể nhầm với viêm họng. Bệnh SXHD xảy ra phức tạp, đặc biệt là biến chứng sốc có thể dẫn đến tử vong, vì vậy được chia thành 4 thể bệnh (cấp) để tiện cho việc theo dõi đánh giá và tiên lượng bệnh. Ở cấp 1, người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết. Cấp 2, người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết (xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, khạc ra máu, thậm chí nôn ra máu, tiểu ra máu hoặc kinh nguyệt kéo dài (nữ giới). Ở cấp 3, người bệnh bắt đầu có dấu hiệu sốc và cấp 4 thì đã bị sốc nặng. Đặc biệt, cần lưu ý là xuất huyết không phải là một tri

Tại sao lại phải ăn tối trước 19h?

Hình ảnh
Ăn tối hay còn gọi là bữa tối là bữa ăn cuối ngày của mỗi chúng ta, nó giúp bạn nạp năng lượng cho cơ thể sau một ngày hoạt động vất vả. Việc ăn uống điều độ, đúng giờ sẽ giúp bạn có hệ tiêu hóa tốt, khỏe mạnh, Tuy nhiên, nhiều người vì cuộc sống, công việc bận rộn nên thường ăn tối quá muộn mà không hề biết đến tác hại khôn lường của nó. Tác hại của việc ăn tối muộn Béo phì Ăn tối muộn việc hấp thụ và tiêu hao năng lượng chậm khiến nó tích tụ lại dưới dạng mỡ gây béo phì. Tiểu đường Nhiều người có thói quen ăn nhiều chất béo và protein sẽ tạo áp lực lớn cho tuyến tụy, khiến nó yếu đi. Đây là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tiểu đường cao. Đặc biệt là ở người cao tuổi. Bệnh tim mạch Chất dinh dưỡng lớn được thu nạp vào buổi tối sẽ khiến lượng cholesterol trong máu tăng lên, tích tụ gây tắc nghẽn, xơ vữa động mạch, ảnh hưởng đến tim mạch. Ăn tối muộn gây béo phì Sỏi niệu đạo Một số nghiên cứu khoa học đã cho rằng ăn tối muộn có mối quan hệ chặt chẽ với bệnh sỏi niệu đạo. Ung thư đường ruột

7 cách hữu hiệu giảm nguy cơ mắc ung thư vú

Hình ảnh
Cần phải biết những nguy cơ gây ung thư vú cao ở phụ nữ không chỉ để phòng tránh những yếu tố nguy hại này cho bản thân, mà còn để chia sẻ kiến thức này cho con gái cũng như chị em, bạn bè về chúng. Dưới đây là các mẹo phòng ngừa ung thư vú quan trọng các bà mẹ nên biết: 1. Dinh dưỡng tốt hơn đến từ thực phẩm nguyên chất và thực phẩm hữu cơ Một chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp dinh dưỡng tốt là nền tảng của việc có sức khoẻ tốt. Điều quan trọng là phải dạy cho con cái chúng ta cách ăn thức ăn bổ dưỡng, lành mạnh và tránh thức ăn đã đóng gói, chế biến sẵn. Mục đích là để tránh hoặc giảm thiểu đường, quay về với những loại thực phẩm nguyên chất và tự nhiên như rau, quả, ngũ cốc, đậu và thực phẩm động vật chất lượng cao. Cơ thể của chúng ta được thiết kế để hoạt động tối ưu trong chế độ ăn uống hấp thu thực phẩm tự nhiên chứ không phải thiết kế để hấp thu thực phẩm chế biến sẵn như các loại thịt rán, nước có ga và khoai tây chiên. Thực phẩm động vật hữu cơ cũng là một sự lựa chọn tốt hơn

Phòng ngừa đục thủy tinh thể

Hình ảnh
Nguyễn Thanh Thủy (Hà Nội) Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế giới và ở Việt Nam, thường gặp ở người trên 50 tuổi. Bệnh diễn tiến từ từ, biểu hiện ban đầu là giảm độ kính lão do xuất hiện cận thị chiết xuất; khi ra ánh sáng, mắt sẽ khó chịu nhưng không bị đau nhức. Sau đó bệnh nặng hơn, mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng; dần dần bệnh nhân không còn nhìn thấy gì. Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là thiếu ôxy, tăng lượng nước, giảm protein. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo (đèn pha sân khấu, trường quay phim, đèn cao áp...), tiếp xúc với virut, vi khuẩn, chất độc của môi trường, khói (thuốc lá, máy xe, nhà máy...). Sự tiếp xúc này sẽ làm tổn thương tiềm tàng thành phần protein của thủy tinh thể, làm mất dần protein và dẫn đến đục. Chế độ dinh dưỡng có liên quan mật thiết với sự hình thành đục thủy tinh thể. Chế độ ăn giàu chất chống ôxy hóa và

Bác sĩ Việt ở Mỹ nói gì về Vaccine?

Hình ảnh
PV: Trên mạng xã hội facebook tại Việt Nam hiện nay đang có phong trào antivaccine hay bài trừ Vaccine vì lo ngại những tác dụng phụ của nó, xin bác sĩ cho biết, việc tiêm phòng Vaccine có an toàn không? BS. Wynn Trần: Trước hết phải hiểu Vaccnie là gì? Vaccine một cách ngăn ngừa bệnh bằng cách tăng cường hệ miễn dịch dành cho cơ thể. Hệ miễn dịch của cơ thể như một đứa trẻ khi lớn lên thì hệ miễn dịch cũng cần phải tăng cường lên. Có nhiều cách tăng cường hệ miễn dịch như cho cơ thể đánh với một con gấu chẳng hạn . Để hình dung dễ hơn, khi đưa vaccine vào cơ thể đứa trẻ cũng giống như mình đưa con gấu vào thể để đứa trẻ nó tập đánh, tất nhiên con gấu này đã được làm yếu đi, thậm chí đã bị chết. Cơ thể được làm quen với việc đánh con gấu lần sau có con gấu thật xuất hiện thì cơ thể nhận được tín hiệu phải đánh con gấu đó vì mình đã được huấn luyện để đánh con gấu. Hiều một cách đơn giản chích ngừa vaccine là mình tập cho cơ thể mình tấn công một căn bệnh bằng cách đưa mầm bệnh vào cơ t

Những dấu hiệu cảnh báo thiếu hụt vitamin D ở phụ nữ

Hình ảnh
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo thiếu hụt vitamin D ở chị em: Kiệt sức Khi cơ thể không hấp thu được calci do thiếu vitamin D, bạn luôn cảm thấy yếu và kiệt sức. Hãy đảm bảo đủ lượng vitamin D mà cơ thể cần để hỗ trợ cung cấp năng lượng cần thiết cho cả ngày. Đau cơ và xương Một trong những triệu chứng dễ nhận thấy của thiếu hụt vitamin D ở phụ nữ là hiện tượng đau cơ và xương nặng. Khi chúng ta có tuổi, suy yếu xương có thể là một vấn đề thường gặp, tuy nhiên nếu đau cơ xảy ra ở những người trẻ, đó có thể là do thiếu hụt vitamin D. Dễ bị gãy xương Khi xương yếu, ngay cả một cú ngã nhẹ có thể làm gãy xương. Đây cũng là một dấu hiệu của thiếu hụt vitamin D. Thường xuyên ốm Thiếu hụt vitamin D có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến bạn thường xuyên bị ốm. Vitamin D hỗ trợ cơ thể tạo ra các hợp chất kháng khuẩn giúp phòng bệnh. Trầm cảm Một vài nghiên cứu cho thấy, thiếu hụt vitamin D có thể gây trầm cảm, đặc biệt ở phụ nữ. Vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với chức năng não bộ.

Đái tháo đường ở trẻ em: Nguy hiểm nhưng phòng ngừa được

Hình ảnh
Bệnh đái tháo đường (đtđ) ở trẻ em ngày càng có xu hướng gia tăng và rất khó điều trị vì trẻ em luôn rất cần nhiều dinh dưỡng để phát triển. Bên cạnh đó, tình trạng trẻ mắc đtđ týp 2 cũng đã xuất hiện và ngày càng tăng mà nguyên nhân là do thói quen ăn uống và lối sống thiếu lành mạnh. ĐTĐ là một trong những bệnh mãn tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em tới người già. Đây là bệnh rất thường gặp, lại khó khống chế, nhất là ở trẻ em, vì từ trước đến nay hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ có người lớn mới mắc bệnh nhưng trên thực tế thì có rất nhiều trẻ mắc căn bệnh nguy hiểm này. Bệnh ĐTĐ ở trẻ em thuộc nhóm phụ thuộc insulin, xảy ra do tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để hấp thu và sử dụng đường làm năng lượng nuôi cơ thể, là bệnh thường gặp ở trẻ em, chiếm 90 - 95% là trẻ dưới 16 tuổi. ĐTĐ ở trẻ em là bệnh giống như bệnh miễn dịch vì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào mô hoặc những tổ chức tế bào của cơ thể trong đó có insulin ở tuyến tuỵ

Những sự thật về tình trạng đau đầu ở trẻ em

Hình ảnh
Một số nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ gồm khóc nhiều, mất nước, bỏ bữa, bỏ ăn, căng thẳng hoặc căng cơ. Đau đầu có thể là đau đầu nguyên phát hoặc thứ phát. Đau đầu thứ phát chỉ là triệu chứng của một số bệnh khác trong khi đau đầu nguyên phát là đau đầu không có bất cứ nguyên nhân y tế nào khác. Đau nửa đầu là một loại đau đầu chính. Ngay cả những cơn nhức đầu xảy ra do căng thẳng cũng được coi là những loại đau đầu chính. Đau đầu do căng thẳng thường dẫn đến đau ở đầu và thái dương. Ít nhất 10% trẻ bị đau nửa đầu. Loại đau đầu này gây nên cảm giác đau nặng và có thể gây rắc rối cho trẻ trong nhiều giờ. Thậm chí trẻ có thể bị nôn. Đau đầu thứ phát có thể là kết quả của nhiễm trùng, lo âu, trầm cảm, vấn đề xoang hoặc đau nhẹ ở những khu vực như cổ hoặc đầu. Những cơn đau đầu từng chuỗi có thể xuát hiện ở trẻ 10 tuổi trở lên. Những cơn đau đầu này thậm chí có thể kéo dài 7 ngày hoặc hơn. Đau có thể xuất hiện đằng sau mắt. Tiếp theo có thể là bị đỏ mắt và chảy nước mắt. Mắt và trán thậm c

Dấu hiệu nhận biết sớm sốt xuất huyết

Hình ảnh
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trẻ em dưới 15 tuổi (chiếm 90%). Bệnh rất nguy hiểm vì tốc độ lan truyền nhanh, chưa có thuốc đặc trị và chưa có vắc-xin phòng bệnh. Do vậy, chúng ta cần phải phát hiện sớm để được điều trị kịp thời, thích hợp. Dấu hiệu nhận biết sớm Mặc dù khoa học đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong chẩn đoán, xử trí và phòng các bệnh nhiễm trùng nhưng hiện nay, SXHD vẫn còn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Sự di dân kết hợp với tốc độ đô thị hóa quá nhanh cùng với sự thay đổi lối sống làm gia tăng nơi sinh sản, phát triển của muỗi truyền bệnh khiến tình hình dịch bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng. SXHD có đặc trưng bởi sốt, xuất huyết và thoát huyết tương từ lòng mạch ra khoảng gian bào dẫn đến sốc do giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu thứ phát sau sốc kéo dài. Do vậy, nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng, kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Những đám xuất huyết dưới da. Khi dịch SXHD xảy ra tại địa phương,

Bệnh mạch máu não: Phòng ngừa từ các yếu tố nguy cơ

Hình ảnh
Từ khi còn là bào thai trong lòng mẹ đến khi ra đời và trưởng thành, hoạt động của não liên quan mật thiết đến sức khỏe nói chung. Khi mạch máu não bình thường, não được nuôi dưỡng tốt, cơ thể của chúng ta khỏe mạnh. Khi mạch máu não bị bệnh, hoạt động của các tế bào não bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau, cơ thể của chúng ta sẽ rơi vào trạng thái rối loạn do mất chỉ đạo từ não bộ. Một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu Theo số liệu thống kê hiện nay, hàng năm, trên thế giới có từ 16 - 17 triệu người mắc tai biến mạch não và có tới 6 triệu trường hợp tử vong. Như vậy, bệnh mạch máu não là nguyên nhân phổ biến gây tử vong đứng thứ hai trên toàn cầu. Sau khi được cứu chữa qua giai đoạn cấp tính, khoảng 1/4 số bệnh nhân còn di chứng như liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ, suy yếu trí tuệ và 1/3 mắc trầm cảm. Biểu hiện lâm sàng của tai biến mạch não là cơn đột quỵ não phần lớn do nhồi máu não (75 - 80% các trường hợp), còn lại là do chảy máu não (10 - 15% các trường hợp) và chảy máu

Đừng chủ quan với chảy máu tiêu hóa

Hình ảnh
Chảy máu tiêu hóa là hiện tượng máu chảy ra khỏi mạch máu, mà mạch máu ấy lại nằm trong ống tiêu hóa. Đây là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa. Nếu như chảy máu đường tiêu hóa trên với biểu hiện chủ yếu là nôn ra máu làm cho mọi người lưu tâm và chữa trị kịp thời thì với chảy máu đường tiêu hóa dưới đôi khi rất âm thầm khiến người bệnh dễ chủ quan. Chảy máu tiêu hóa dưới được định nghĩa là chảy máu đường tiêu hóa có nguồn gốc từ góc Treitz xuống tận hậu môn. Chảy máu từ ruột non Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu ở ruột non, thông thường chảy máu ở ruột non là một trong các bệnh lý khó phát hiện nhất. Viêm ruột xuất huyết: Thường xuất hiện khi bị nhiễm khuẩn các vi khuẩn gây bệnh bằng nội độc tố như E.Coli có nhóm huyết thanh 0 157-H7. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tình trạng nhiễm khuẩn nặng, đau bụng, tiêu chảy, phân có máu tươi hoặc màu đỏ sẫm. Bệnh nhân có thể có tình trạng mất nước, nhiễm khuẩn, nhiễm độc và chảy máu. Điều trị chủ yếu là kháng sinh mạnh, bù nước và điện giải, nếu